Bộ tài liệu đề thi bào chế 1 dành cho sinh viên đại học dược, trung cấp và cao đẳng dược
Chuyên mục: Bào chế, bào chế và sinh khả dụng, tài liệu đề thi bào chế 1.
Tài liệu đề thi bào chế thuộc đề thi ngành dược, lấy từ đề thi bào chế 1 của trường Đại học dược hà nội.
Dưới đây là đề thi:
Dưới đây là đề thi:
- Đề thi bào chế 1, đề số 1
- Đề thi bào chế 1, đề số 2
- Đề thi bào chế 1, đề số 3
- Đề thi bào chế 1, đề số 4
- Đề thi bào chế 1, đề số 5
Đề thi bào chế 1, đề số 1
Thời gian: 120p
Câu 1:
a. Trình bày 2 phương pháp hòa tan đặc biệt, phương pháp dùng chất diện hoạt và phương pháp dùng chất trung gian thân nước để làm tăng độ tan.
Mỗi phương pháp cho 2 VD
b. Elixir phenolbarbital có thành phần công thức
Phenolbarbital 0,3g
Ethanol 90o 40ml
Glycerin 40ml
Chất màu, chất thơm vừa đủ
Nước cất vđ 100ml
Hãy phân tích vai trò từng thành phần trong công thức và cách pha chế
Câu 2:
a. Hãy cho biết vì sao phải điều chỉnh pH của thuốc tiêm trong một khoảng giá trị thích hợp? Nguyên tắc lựa chọn khoảng pH? Cho VD minh họa
b. Hãy phân tích và chỉ rõ vai trò của các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt
Prednisolon acetal (bột siêu mịn) 1g
Benzalkonium clorid 0,01g
Natri EDTA 0,01g
Hydroypropylmethylcellulose 0,5g
Polysorbat 80 0,01g
Natri clorid vđ đẳng trương
Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric vđ pH 6.8 – 7.2
Nước cất vđ 100ml
Câu 3:
a. Cấu tạo bình ngấm kiệt, nguyên tắc chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt. Giải thích tại sao dược liệu được chiết kiệt hoạt chất như nhau ở mọi vị trí trong bình ngấm kiết.
b. Cồn ô đầu có thành phần công thức
Ô đầu (bột nửa mịn) 100g
Ethanol 90o vừa đủ
Hãy phân tích đặc điểm, vai trò các thành phần công thức, cách bào chế cồn thuốc.
Thời gian: 120p
Câu 1:
Thuốc tiêm Co-trimoxazol có thành phần như sau
Trimethoprin 1,60g
Sulfamethoxazol 0,8g
Propylen glycol 40%
Ethanol 10%
Alcol benylic 1%
Diethanolamin 0,3%
Natrimetabisculfit 0,1%
Natri hydroxyd vừa đủ đến pH = 10
Nước cất vừa đủ 100ml
Cho biết vai trò, tác dụng của từng thành phần có trong công thức
Trình bày trình tự các bước tiến hành khi pha chế thuốc tiêm
Câu 2
Để làm tăng sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt nói chung, trong thành phần của thuốc nhỏ mắt người ta thường thêm các chất có vai trò như thế nào?
Câu 3:
Phân tích (yêu cầu, ý nghĩa) của các thao tác kỹ thuật trong từng giai đoạn tiến hành chiết xuất theo phương pháp ngấm kiệt.
Câu 4:
Dung dịch Chloroxylenol (sát trùng ngoài da)
Chloroxylenol 50g
Kali hydroxyd 18,6g
Acid oleic 7,5g
Dầu thầu dầu 63g
Terpinenol 90g
Ethanol 96o 200ml
Nước tinh khiết vđ
Cho biết vai trò, tác dụng của từng thành phần trong công thức.
Trình bày các bước tiến hành khi pha chế.
(Thời gian 120p)
Câu 1:
Hãy cho biết tác dụng của dung môi trong công thức tiêm đến độ ổn định, độ an toàn và sinh khả dụng của thuốc tiêm. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2:
Cho công thức thuốc nhỏ mắt sau:
Dexamethasol natri phosphat 0,10g
Neomycin sulfat 0,50g
Naphazolin nitrat 0,05g
Alcol polyvinic 1,40g
Acid citric 0,20g
Natri hydrocyd vđ đến pH= 6,2 – 6,7
Natri clorid 0,70g
Thimerosal 0,01g
Nước cất vđ 100ml
Cho biết vai trò, tác dụng của các thành phần có trong công thức thuốc nhỏ mắt trên
Trình bày các bước khi tiến hành pha chế thuốc nhỏ mắt trên
Câu 3:
Dung dịch phenolbarbital
Phenolbarbital 0,3g
Ethanol 90% 40g
Glycerin 40g
Chất màu, chất thơm vđ
Nước cất vđ 100ml
Hãy phân tích dung dịch thuốc trên về đặc điểm dạng bào chế, đường dùng thuốc, vai trò của các thành phần công thức.
Nêu trình tự pha chế.
Giải thích tại sao công thức trên không dùng được chất là natri phenolbarbital.
(Thời gian 120p)
Câu 1:
Trình bày các giai đoạn, kĩ thuật bào chế cao khô. Cho VD
Câu 2:
a. Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sự oxi hóa dược chất trong một công thức thuốc tiêm có dược chất dễ bị oxi hóa?
b. Cho biết đặc điểm về dạng bào chế, vai tò của các thành phần trong công thức và trình tự pha chế thuốc nhỏ mắt sau:
Neomycin sulfat 350.000 UI
Polymycin B sulfat 600.000 UI
Dexamethasol 100mg
Benzalkonium clorid 0,1g
Polysorbat 80 0,01g
Acid citric vđ có pH = 6.5 – 7.5
Hydroxy propylmethyl cellulose 500mg
Nước cất vđ 100ml
Câu 3:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của dược chất. Vận dụng trong kĩ thuật bào chế dung dịch thuốc.
(Thời gian 120p)
Câu 1:
Trình bày 2 phương pháp hòa tan đặc biệt: Phương pháp dùng chất diện hoạt làm tăng độ tan, phương pháp dùng hỗn hợp dung môi.
Mỗi phương pháp 2 VD minh họa
Câu 2:
PHương pháp ngâm nhỏ giọt
- Nguyên tắc
- Kĩ thuật tiến hành
- ƯU, nhược điểm của phương pháp.
Câu 3:
a. Hãy cho biết những biến đổi có thể xảy ra do tương tác giữa dung dịch tiêm với bao bì đóng thuốc tiêm. Biện pháp khắc phục
b. Cho biết đặc điểm về dạng bào chế, vai trò của các thành phần trong công thức và trình tự pha chế thuốc nhỏ mắt có công thức sau:
Policarpin hydroclorid …g
Benzalkonium clorid 0,01g
Natri EDTA 0,01g
Natri clorid vừa đủ đẳng trương
Hydroxy propylmethylcellulose …g
Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric.....vđ để điều chỉnh pH= 6,5
Nước cất vđ 100ml
Blog chứa nhiều tài liệu và bài học chuyên đề hay, đăng ký nhận tin ngay
|
Chúc các bạn một ngày vui vẻ-Chemistry study guide-Nghiên cứu và học tập hóa học, tài liệu hóa học, hóa học trung học phổ thông(THPT)
Post a Comment Blogger Facebook
.................................Thank you for comment !