Hóa học và vấn đề môi trường
Chuyên mục :Hóa học và đời sống,Ôn thi đại họcThực hành và học tập hóa học trong nội dung chương trình trường trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kiến thức cơ bản của học sinh. Với mục đích là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về thế giới, tự nhiên, môi trường sống thông qua các bài học, các bài thực hành môn hóa học. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng ....mà học hóa học còn để biết được những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống.
Nội dung cụ thể các vấn đề hóa môi trường trong ôn thi đại học
--------------------------------------------------------------------------------
Phần1:Hóa học và các vấn đề môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường . Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.Ô nhiễm môi trường có thể do hậu quả của hoạt động tự nhiên như hoạt động của núi lửa , thiên tai, bão… hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tham gia giao thông và trong sinh hoạt.
Sự ô nhiễm môi trường về mặt hóa học:
Ô nhiễm không khí:
Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật, sức khoẻ con người và môi trường xung quanh.Không khí sạch thường sấp sĩ với thành phần gồm: 78% khí nitơ, 21% khí oxi và một lượng nhỏ khí cacbonic và hơi nước.....Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ khí carbonic, khí mêtan và một số khí độc khác như carbon monoxit, amoniac, lưu huỳnh dioxid, hiđro clorua và một số loại vi khuẩn gây bệnh.
Về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Có 2 nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí đó là:- Nnguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên
- Nguồn do hoạt động của con người.
Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu tạo ra từ:
+ Khí thải công nghiệp: do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rĩ, thất thoát khí độc trong quá trình sản xuất, Các chất thải công nghiệp thường có nồng độ cao+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm thao bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm không khí trên các tuyến giao thông.
+ Khí thải do sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ đun nấu lò sưởi do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, nguồn thải các khí độc nhỏ nhưng phân bố dày đặc cục bộ trong từng không gian hẹp nên gây độc hại trực tiếp đến con người
Tác hại của ô nhiễm không khí là rất lớn
- Trước hết là hiệu ứng nhà kính gây ra do sự tăng nồng độ CO2, NO2, CH4, O3, CFC...làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên. mặt trái của hiệu ứng nhà kính là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của con người.- Ngoài ra ô nhiễm không khí ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: gây ra bệnh tật đặc biệt là các bệnh về tim, phổi. Không khí bị ô nhiễm nặng có thể gây tử vong cho con người.
- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật: Khí lưu huỳnh đioxit đặc biệt có hại đối với cây lúa mạch, cây bông, cây thông, các loại hoa, cây ăn quả
- Khí CFC phá huỷ tầng ozôn là lá chắn tia cực tím cho trái đất gây ra nhiều tác hại cho sinh vật và sức khoẻ con người.
- Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật sống trong hồ ao, sông ngòi, phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng đài, các di tích lịch sử văn hóa....
Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước :
Có thể do nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo:- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt...Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp....kéo theo các chất bẩn xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.
- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
Các dạng gây ô nhiễm môi trường nước có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời do các sự cố rủi ro, hay đột biến của thiên nhiên.
Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước có thể bao gồm các ion kim loại nặng, các anion NO3-. PO43-. SO42-...một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao hồ sông ngòi lan truyền và tích luỹ làm ô nhiễm môi trường nước.
*. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước:
Tuỳ theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm có tác hại khác nhau đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chẳng hạn,kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẻ tích luỹ theo thức ăn vào cơ thể động vật và người gây nên những tác hại cho sức khoẻ các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan truyền bệnh cho người và động vật. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu, hiện tượng rò rĩ dầu từ các dàn khoan, hiện tượng tràn dầu trên biển cả là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đe doạ sự sống trong một phạm vi rộngÔ nhiễm môi trường đất
Đất là một hệ sinh thái, bình thường hệ sinh thái đất ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.Nguồn gây ô nhiễm đất có thể do:
- Nguồn gốc tự nhiên: như núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do thuỷ triều xâm nhập, đất bị vùi lấp do cát…- Nguồn gốc do con người: tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất do các chất thải nông nghiệp như sử dụng phân bón hóa học, chất bảo vệ thục vật và chất kích thích sinh trưởng, chất thải sinh hoạt...
Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất. Trong thực tế kim loại nặng với hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người, nhưng nếu chúng tích luỹ nhiều trong đất thì rất độc hại
Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn thất lớn trong đời sống và sản xuất
Người ta ước tính chỉ khoảng 50% nitơ bón vào đất được cây trồng hấp thụ, lượng còn lại gây ô nhiễm môi trường đất, chúng làm thay đổi thành phần và tính chất đất làm đát chai cứng hoặc đất bụ chua. Các chất trừ sâu diệt cỏ phân huỷ trong nước rất chậm tạo ra lượng dư đáng kể trong đất và lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người gây ra những tác hại khó lườngVậy làm thế nào để nhận biết môi trường bị ô nhĩêm:
Có thể nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng nhiều cách:Như quan sát: nhận biết môi trường nước và không khí bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc. Ví dụ như nước bị ô nhiễm thường có mùi, có màu hoặc không trong suốt.
Nhiều ao hồ, sông ngòi đang bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đổ vào đang là thách thức rất lớn về môi trường đối với chúng ta
Hoặc xác định môi trường bằng các dụng cụ đo: dùng máy sắc kí, các phương tiện đo lường để xác định thành phần khí thải từ các nhà máy.
Vậy vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường:
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lí chất gây ô nhiễm môi trường.Nhưng nguyên tác chung là phài sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần các chất gây ô nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực, phạm vi cần xử lí, chẳng hạn:Trong sản xuất nông nghiệp: để hạn chế tác dụng gây ô nhiễm môi trường cần phải sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình.
Trong sản xuất công nghiệp: phải tuân thủ quy trình xử lí chất thải thải, như xử lí khói bụi, xử lí nước thải của các nhà máy trước khi thải ra sông ngòi, hồ ao, biển.
Trong các cơ sở nghiên cứu phàng thí nghiệm trường học phải xử lí, phân loại các chất thải sau khi thí nghiệm để xử lí trước khi thải ra môi trường.
Trong các khu dân cư đô thị: rác thải phải được thu gom, phân loaqị xử lí để thu hồi, tái chế chống ô nhiễm môi trường.
Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường
Phương pháp hấp thụ : nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc dung dịch axit trong tháp hấp thụ sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụPhương pháp hấp thụ than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính: nguyên tắc của phương pháp này là chất thải có các chất gây ô nhiễm được hấp thu trong lớp đệm than bùn, đất xốp....sau đó phân huỷ bằng phương pháp sinh hóa.
Ngoài ra phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải thưc hiện trong nhà trường một cách hệ thống thường xuyên, bằng nhiều biện pháp phù hợp
Tham gia trồng nhiều cây xanh, biết phân loại rác thải đúng cách, hoặc khi làm thí nghiệp hóa học với lượng chất nhỏ để vừa tiết kiệm hoá chất vừa không tạo ra lượng chất thải lớn. Phải thực hiện nghiêm túc những quy định sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm, không để hóa chất thất thoát ra môi trường.
Bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà học suốt đời, từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành, không phải chỉ với một người mà là của cả cộng đồng.
Phần 2: Bài tập và câu hỏi hóa môi trường, hóa học đời sống
Hóa Học Với Ứng Dụng Trong Đời Sống
Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài H2O2Những bức tranh cổ được vẽ bằng bột trắng chì [(PbCO3, Pb(OH)2] lâu ngày bị hóa đen trong không khí.
- Vì sao những bức tranh cổ này bị hóa đen?
- Để phục hồi người ta dùng hóa chất gì?
Phân tích
Những bức tranh cổ này lâu ngày bị hóa đen là do muối chì tác dụng với các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành PbS màu đen(H2S đựợc tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành họp chất của lưu huỳnh hoặc xác động vật bị thối rửa).
PbCO3 + H2S → PbS + CO2 + H2O (quá trình xảy ra rất chậm)
Pb(OH)2 + H2S → PbS+ 2H2O
Để phục hồi bức tranh cổ này, người ta sử dụng H2O2 (nước oxi già) để chuyển màu đen của PbS thành màu trắng của PbSO4.
PbS + H2O2 → PbSO4 + 4H2O
Qua bài này học sinh lĩnh hội được kiến thức: H2S có tính axit, H2O2 có tính oxi hóa, S-2 có tính khử mạnh.
Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài H2S
Theo cách chữa bệnh dân gian, khi một người bị trúng gió sẽ được cao gió bằng cách sử dụng đồng tiền hoặc muỗng thìa bằng bạc để đánh gió bằng cách cạo trên xương sống. Sau khi cạo gió các dụng cụ này sẽ bị xám đen tương tự như khi chúng ta đã được dùng rất lâu ngày trong không khí. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Phân tích
Không khí thường bị nhiễm bẩn khí H2S, dụng cụ bằng Ag bị hóa màu đen là do có phản ứng:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S +2H2O
Người bệnh (trúng gió) sẽ thải ra nhiều khí H2S qua lỗ chân lông, khi dùng dụng cụ bằng Ag chà xát trên da làm cho lỗ chân lông thoáng hơn để khí H2S thoát ra dễ dàng, làm người bệnh dễ chịu. Ag tiếp xúc với khí này và với oxi sẽ bị hóa đen theo phản ứng trên.
Qua bài này học sinh thấy được rằng H2S là một khí độc, nếu hàm lượng H2S đi vào cơ quá mức sẽ gây tử vong vì khi đi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy.
H2S + Fe2+(trong hemoglobin) → FeS + 2H+
Bài 3: Sử dụng câu hỏi khi nghiên cứu bài axit cacboxylic
Khi bị ong, muỗi, kiến đốt người ta bôi chất gì lên chỗ da bị đốt? Giải thích vì sao?
Phân tích
Khi ong, muỗi, kiến đốt chúng tiết ra chất hóa học đó là axit fomic (HCOOH). Chất này làm cho chúng ta bị ngứa và nhức. Vậy người ta bôi Ca(OH)2 lên chỗ da bị đốt. Phương trình hóa học xảy ra
2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O
Như thế lượng HCOOH bị trung hòa hết. Axit HCOOH còn được gọi là axit kiến.
Bài 4: Giáo viên sử dụng câu hỏi này khi nghiên cứu bài muối của nhôm trong chương trình hóa học lớp 12.
a. Tại sao phèn chua có thể làm trong nước đục?
b. Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng?
Phân tích
a. Phèn chua là muối kép sunphat có vị chát, không độc ở dạng tinh thể ngậm nước có công thức Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O.
Khi hòa tan muối này vào nước xảy ra các quá trình sau:
Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O → 2Al3+ + 4SO42- + 2K+ + 24H2O
Sau đó xảy ra phản ứng thủy phân:
Al3+ + 3HOH → Al(OH)3 + 3H+
Chính những hạt kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước kết dính những hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ ở trong nước càng ngày hạt keo này lớn dần lên và lắng chìm xuống. Vì thế, người ta dùng phèn chua để làm trong nước đục.
b. Al và Al2O3, Al(OH)3 có phản ứng với dung dịch bazơ. Chậu nhôm sẽ thủng vì có các phương trình hóa học xảy ra
Đầu tiên có phản ứng
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 +H2O(1)
Tiếp sau đó
3Al + 3H2O → Al(OH)3 + 3H2(2)
Phản ứng này ngừng lại khi kết tủa Al(OH)3 vừa xuất hiện
Sau đó
2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O(2)
Các phản ứng xảy ra xen kẻ với nhau vì thế chậu nhôm bị thủng
Bài 5: Sử dụng câu hỏi này dùng để nghiên cứu bài Chất dẻo- Tơ
Làm thế nào để phân biệt được lụa sản xuất từ tơ Visco(tơ nhân tạo) với tơ tằm(tơ nhiên nhiên).
Phân tích
Tơ tằm khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan (dưới tác dụng của nhiệt, protit trong tơ tằm phân hủy thành những chất có mùi khét). Còn tơ nhân tạo như tơ visco thì khi đốt không có mùi khét.
Qua bài tập này học sinh biết cách phân biệt tơ tự nhiên và tơ nhân tạo.
Bài 6: Sử dụng câu hỏi này để nghiên cứu bài phenol
Để rửa sạch ống nghiệm có dính phenol tại sao người ta không dùng nước mà dung dung dịch Na2CO3?
Phân tích
Phenol ít tan trong nước lạnh vì thế dùng nước thì rửa không sạch ống nghiệm.
Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh mà phenol lại là một axit vì thế có phản ứng xảy ra giữa dung dịch Na2CO3 với phenol
Qua bài này học sinh lĩnh hội được những kiến thức:
- Phenol ít tan trong nước lạnh
- Phenol có tính axit yếu
-Biết làm việc khi tiếp xúc với phenol (phenol rất độc).
Bài 7: Sử dụng khi nghiên cứu bài Clo
Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không dùng nước máy để tưới cây cảnh?
Phân tích
Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:
HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn còn lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo.
Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đóm trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy. Do vậy không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh.
Bài1: Sử dụng bài tập này khi nghiên cứu bài học Canxi và hợp chất của canxi trong chương trình hóa học lớp 12.
a. Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương? Tại sao người bệnh loãng xương lại phải nên uống loại sữa dành riêng?
b. Khi nhóm bếp than ta nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi trước khi nung, làm như vậy được lợi ít gì?
c. Tại sao người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc?
d. Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị bẩn cũng không nên rửa sạch vì sẽ làm cho trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hư người ta nhúng trứng vào nước vôi trong. Hãy giải thích tại sao?
Phân tích
a. Bệnh loãng xương là do sự thiếu hụt canxi trong máu dẫn đến nguy cơ là mô xương bị mòn và mỏng dần, rất dễ bị gãy khi té ngã.
Người bệnh loãng xương phải uống loại sữa dành riêng vì những loại sữa đó có hàm lượng canxi cao hơn loại sữa bình thường để bù lại lượng canxi thiếu hụt.
b. Khi đốt than sinh ra lượng khí CO2 theo phương trình hóa học
C + O2 → CO2 . Ca(OH)2 sẽ hấp thụ lượng khí CO2 sinh ra vì thế sẽ làm giảm khói sinh ra
Phương trình hóa học của phản ứng.
Ca(OH)2 +CO2 → CaCO3 + H2O
c. Răng được bảo vệ bởi lớp men răng cứng và hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng cân bằng:
Ca5(PO4)3OH ⇔ Ca5(PO4)3+ + OH-
Do trong vôi có Ca2+ và OH- nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo men răng.
d. Trên bề mặt trứng có nhiều lỗ nhỏ, khi ta rửa trứng chúng làm cho lớp keo mỏng bảo vệ trên bề mặt vỏ trứng bị rửa rôi. Vỏ trứng bị phá bỏ lớp bảo vệ nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào làm hỏng trứng.
Để bảo quản trứng lâu, không bị hư người ta nhúng trứng vào nước vôi trong. Nước vôi trong có tính sát trùng, ngoài ra chúng phản ứng với khí CO2 thoát ra trong quá trình hô hấp, tạo thành CaCO3.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Chính CaCO3 bịt kín các lỗ nhỏ trên bề mặt vỏ trứng và vi khuẩn không đột nhập vào trứng
Bài 3: Sử dụng để nghiên cứu bài hợp chất của kim loại kiềm
Vì sao muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày?
Phân tích
Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.
NaHCO3 +HCl → NaCl +CO2 + H2O
Bài 4: Dùng bài tập này khi giảng dạy bài axit cacboxylic chương trình hóa học lớp 11.
Vì sao khi ăn trái cây không được đánh răng ngay?
Phân tích
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng ăn trái cây thì phải một tiếng đồng hồ sau mới đánh răng vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và làm tổn thương lợi. Bởi vậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung hòa axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh. Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu giữ lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày không tốt cho sức khỏe.
Bài 5: Dùng bài tập này khi giảng dạy bài amin hóa học lớp 12
a. Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?
b. Melamin có công thức C3N3(NH2)3. Đưa melamin vào thực - phẩm nhằm mục đích gì? Nêu một số tác hại mà melamin gây nên?
Phân tích
Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm......) để làm giảm mùi tanh của cá. Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit xitric có trong chanh...) nâng cao hương vị và khử mùi tanh của cá. Trong chất tanh của cá có chứa các amin [ (CH3)2NH và (CH3)3N] có tính bazơ yếu, các chất chua dùng để nấu canh cá đều là các axit hữu cơ, chúng phản ứng với các amin tạo thành muối. Do vậy làm giảm hoặc làm mất vị tanh.
Phương trình hóa học của phản ứng
(CH3)2NH + H+ → (CH3)2NH2+
(CH3)3N + H+ → (CH3)3NH+
b. Melamin có công thức C3N3(NH2)3. Đưa melamin vào thực - phẩm nhằm mục đích gì? Nêu một số tác hại mà melamin gây nên?
Trong công thức melamin có 66% là nitơ. Đưa melamin vào thực phẩm thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong melamin không có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách đưa melamin vào thực phẩm:
+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện tháng 4-2007 tại Mỹ).
+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện năm 2008, tại Trung Quốc).
Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi thận.
Bài 6: Sử dụng câu hỏi này để nghiên cứu bài kim loại trong chương trình hóa học lớp 12.
Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Phân tích
Do Ag tác dụng với O2 và vết H2S trong không khí tạo thành hợp chất Ag2S kết tủa màu đen. Ag2S gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam Ag trong một lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Vì thế vi khuẩn không thể phát triển nên thức ăn lâu bị ôi.
Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra:
2H2S + O2 +4Ag → 2Ag2S + 2H2O
Ag2S⇔2Ag+ + S2-
Bài7: Dùng bài tập này để nghiên cứu bài ozon chương trình hóa học lớp 10.
a. Vì sao sử dụng máy photocopy phải chú đến việc thông gió?
b. Vì sao sau cơn mưa giông thì không khí trở nên trong lành, dễ chịu?
c. Tại sao người ta trồng thông ở các bệnh biện?
Phân tích
a. Khi máy potocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên sinh ra khí O3 theo phương trình hóa học
3O2⇔2O3
Khí O3 có nồng độ cao sẽ nguy hiểm cho sức khỏe, gây tổn hại cho đại não, gây đột biến, quấy thai, ung thư……
b. Trong cơn giông có hiện tượng sấm sét kèm theo vì thế một lượng khí O3 được sinh ra theo phương trình hóa học sau
3O2⇔2O3
Khí O3 sinh ra làm sạch các khí bẩn có trong không khí, oxi hóa được các vi sinh vật gây bệnh có trong không khí. Mặt khác, khi trời mưa thì các hạt bụi sẽ bị lôi luốn bởi nước mưa và rơi xuống đất. Vì thế sau cơn mưa giông bầu không khí trở nên trong lành, dễ chịu.
c. Bệnh viện nơi mà ở đó mật độ vi khuẩn gây bệnh phát tán trong không khí rất cao. Vì thế, người ta trồng thông ở trong khuôn viên bệnh viện. Bời vì, nhựa của cây thông tiết ra O3 sẽ oxi hóa các vi sinh vật gây bệnh và làm cho không khí ở trong khu vực bệnh viện trở nên trong lành.
Bài 8: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài ancol chương trình hóa học lớp 11
a. Cách cảnh sát giao thông đo độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông?
b. 3- MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên hóa học là 3-monoclo propan -1,2 – điol. Viết CTCT của 3- MCPD
Phân tích
Cách đơn giản để đo nồng độ rượu của người điều khiển phương tiện giao thông như sau:
Cảnh sát lấy hơi của người đó cho vào dụng cụ chứa sẵn hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên sự oxi hóa etanol có trong hơi thở bởi K2Cr2O7 và H2SO4. Áp suất riêng phần của etanol trong hơi thở của người lái xe tỉ lệ thuận với với hàm lượng etanol trong máu.
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 8H2O( màu lục)
Xác định cường độ của màu lục sẽ suy ra được hàm lượng ancol sẽ bị oxi hóa.
Uống nhiều rượu không có lợi cho sức khỏe có thể gây ra những bệnh tật. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép của bộ y tế.
b. Công thức cấu tạo của 3-MCPD
Qua bài này học sinh biết được công thức hóa học của 3-MCPD và trong một số loại nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư từ đó biết lựa chọn những loại nước tương an toàn cho sức khỏe.
Bài 9: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài phân bón hóa học chương trình lớp 11.
Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng bảo quản thực phẩm. Với hàm lượng nhỏ, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu tích lũy lâu ngày dẽ gây ra ung thư.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế Urê trong công nghiệp ?
b.Vì sao Urê lại được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm?
c. Với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì:
A. Tăng độ đạm C. Tạo màu
B. Bảo quản nước mắm D. Tăng thể tích
Phân tích
a. Phản ứng điều chế urê trong công nghiệp
2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O
b. Khi urê hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất này để bảo quản thịt, cá được tươi lâu
c. Do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để tăng độ đạm.
Ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Phân tích
Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2.
Phương trình hóa học của phản ứng quang hợp.
Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài hợp chất của cacbon trong chương trình hóa học lớp 11.
Trong khói thuốc lá có 0, 5 đến 1% CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho sức khoẻ. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó?
A. Cho khói thuốc qua CuO, t0.
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O5.
Phân tích
Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch.
Phương trình hóa học của phản ứng:
CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2
Bài3: Dùng để nghiên cứu bài phân bón hóa học ở chương trình hóa học lớp 11.
a. Khi bón phân hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?
A. NH4NO2 B. (NH2)2CO C. NH4Cl D. Cả A, B, C.
b.Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Phân tích
NH4NO3 ⇋ NH4+ + NO3-
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ pH < 7
NH4Cl → NH4+ + Cl¯
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ pH < 7
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO2 (1)
(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32-(2)
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ CO32- + H2O ⇋ HCO3¯ + OH¯ (4)
Do: [H3O+](3) ≈ [OH¯](4) pH ≈ 7
=>Chọn phương án B.
b. Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và nhiệt độ thích hợp nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời, đêm sương xuống cây sẽ hấp thụ đạm tốt.
(NH2)2CO + H2O→(NH4)2CO3
(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32-
Bón buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ đạm được nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn buổi tưa nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời và cây bị héo.
Bài 4: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài Photpho hóa học lớp 11
a) Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thuỷ phân sinh ra PH3 là chất khí không màu, mùi trứng thối. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Thuốc diệt chuột loại này thường có lẫn tạp chất là kẽm kim loại. Hoà tan một ít thuốc bằng dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 15, 435. Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính % khối lượng Zn tạp chất có trong thuốc.
Phân tích
Bài 5: Dùng để nghiên cứu bài axit nitric hóa học lớp 11
Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng với Fe, Cu, P, S cần tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phân tích
Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hoá chất cần thiết không quá 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi thoáng khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH, xử lí sản phẩm sau phản ứng trước khi thải: trung hoà axit sau phản ứng H3PO4, đổ bỏ đúng nơi quy định.
Phương trình phản ứng:
M + 2nHNO3 đặc → M (NO3)n + nNO2 + nH2O
P + 5HNO3 đặc → H3PO4+ 5NO2 + H2O
S + 4HNO3 đặc → SO2+ 4NO2 + 2H2O
Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Bài 6: Sử dụng khi nghiên cứu bài một số hợp chất quan trọng của canxi
Nêu phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp.
Phân tích
Dùng nước vôi trong dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ bị giữ lại. Do:
SO2 + Ca(OH)2→CaSO3 + H2O
4NO2 + 2Ca(OH)2→Ca(NO3)2 +Ca(NO2)2 + 2H2O
2HF + Ca(OH)2→CaF2 +2H2O
Vì sao không trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc với nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?
Phân tích
Do có các phản ứng hóa học xảy ra làm thất thoát NH3
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2→ 2NH3 +CaSO4 + 2H2O
(NH4)2SO4 + K2CO3→ 2NH3 + K2SO4 + H2O + CO2
2NH4NO3 + K2CO3→ 2NH3 +2KNO3 + H2O +CO2
Nước tiểu chứa hàm lượng ure CO(NH2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển ure thành(NH4)2CO3.
Phương trình hóa học của các phản ứng
CO(NH2)2 + 2H2O→(NH4)2CO3
(NH4)2CO3 phản ứng với Ca(OH)2 và bị phân hủy khi trời nắng
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 →2NH3 +CaCO3 + 2H2O
(NH4)2CO3 ⇋ NH3 + NH4HCO3
Bài 2: Sử dụng bài tập này khi nghiên cứu bài ăn mòn kim loại
Vì sao bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Phân tích
Khi thép và kẽm ở trong cùng nước biển thì xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điện hóa. Zn là điện cực âm, thép là điện cực dương và nước biển là dung dịch chất điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn, do đó vỏ tàu biển được bảo vệ.
Bài3: Sử dụng khi nghiên cứu bài hợp chất của sắt
Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua cho đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác. Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Phân tích
Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.
4FeS2 +15O2 +2H2O → 2Fe2(SO4)3 +2H2SO4
Để khử chua đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác
CaO + H2SO4→ CaSO4 +H2O
CaO +H2O→ Ca(OH)2
Fe2(SO4)3 + Ca(OH)2→ 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
Bài 4: Sử dụng câu hỏi này khi nghiên cứu dạy bài hợp chất của Fe
Nhà máy nước thường khai thác xử lí nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau đây
- Bơm nước ngầm cho chảy qua các dàn mưa.
- Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm
Giải thích cách làm trên
Phân tích
Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của nước. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một hai cách trên, mục đích làm cho sắt (II) sẽ bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III) ở dạng kết tủa, dễ bị tách loại.
4Fe2+ + O2 +10H2O→4Fe(OH)3 +8H+
Qua bài này học sinh củng cố kiến thức về hợp chất sắt (II) có tính khử.
Bài 5: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài công nghiệp slicat chương trình hóa học lớp 11 nâng cao.
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Giải thích việc làm đó và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Phân tích
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta ngâm hoặc phun nước để bảo dưỡng bê tông vì đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hydrtate đan xen nhau thành khối cứng và bền:
3CaO.SiO2 + 5H2O→Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
Ca2SiO4 +4H2O→Ca2SiO4.4H2O
Ca3(AlO3)2 +6H2O→Ca3(AlO3)2.6H2O
Dung dich HF, tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thuỷ tinh. Do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO2, khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
Câu 2 Cao dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
Sau đó:
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng.
Câu 3 Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
Câu 4 Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Câu 5 Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.
Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
Câu 6 Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn.
Câu 7 Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Câu 8 Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Câu 9:Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.
Câu 10:Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:
Câu 11:: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn
--
Nguồn tham khảo: THPT hà đông,Nguyễn Thiên Hương.
Back to Top
Uống nhiều rượu không có lợi cho sức khỏe có thể gây ra những bệnh tật. Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép của bộ y tế.
b. Công thức cấu tạo của 3-MCPD
Qua bài này học sinh biết được công thức hóa học của 3-MCPD và trong một số loại nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư từ đó biết lựa chọn những loại nước tương an toàn cho sức khỏe.
Bài 9: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài phân bón hóa học chương trình lớp 11.
Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng bảo quản thực phẩm. Với hàm lượng nhỏ, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu tích lũy lâu ngày dẽ gây ra ung thư.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế Urê trong công nghiệp ?
b.Vì sao Urê lại được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm?
c. Với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì:
A. Tăng độ đạm C. Tạo màu
B. Bảo quản nước mắm D. Tăng thể tích
Phân tích
a. Phản ứng điều chế urê trong công nghiệp
2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O
b. Khi urê hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất này để bảo quản thịt, cá được tươi lâu
c. Do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để tăng độ đạm.
Hóa Học Với Việc Bảo Vệ Môi Trường
Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài Oxi chương trình lớp 10.Ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Phân tích
Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2.
Phương trình hóa học của phản ứng quang hợp.
Bài 2: Dùng để nghiên cứu bài hợp chất của cacbon trong chương trình hóa học lớp 11.
Trong khói thuốc lá có 0, 5 đến 1% CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho sức khoẻ. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó?
A. Cho khói thuốc qua CuO, t0.
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O5.
Phân tích
Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch.
Phương trình hóa học của phản ứng:
CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2
Bài3: Dùng để nghiên cứu bài phân bón hóa học ở chương trình hóa học lớp 11.
a. Khi bón phân hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?
A. NH4NO2 B. (NH2)2CO C. NH4Cl D. Cả A, B, C.
b.Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Phân tích
NH4NO3 ⇋ NH4+ + NO3-
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ pH < 7
NH4Cl → NH4+ + Cl¯
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ pH < 7
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO2 (1)
(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32-(2)
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ CO32- + H2O ⇋ HCO3¯ + OH¯ (4)
Do: [H3O+](3) ≈ [OH¯](4) pH ≈ 7
=>Chọn phương án B.
b. Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và nhiệt độ thích hợp nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời, đêm sương xuống cây sẽ hấp thụ đạm tốt.
(NH2)2CO + H2O→(NH4)2CO3
(NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32-
Bón buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ đạm được nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn buổi tưa nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời và cây bị héo.
Bài 4: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài Photpho hóa học lớp 11
a) Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thuỷ phân sinh ra PH3 là chất khí không màu, mùi trứng thối. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Thuốc diệt chuột loại này thường có lẫn tạp chất là kẽm kim loại. Hoà tan một ít thuốc bằng dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 15, 435. Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính % khối lượng Zn tạp chất có trong thuốc.
Phân tích
Bài 5: Dùng để nghiên cứu bài axit nitric hóa học lớp 11
Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng với Fe, Cu, P, S cần tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phân tích
Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hoá chất cần thiết không quá 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi thoáng khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH, xử lí sản phẩm sau phản ứng trước khi thải: trung hoà axit sau phản ứng H3PO4, đổ bỏ đúng nơi quy định.
Phương trình phản ứng:
M + 2nHNO3 đặc → M (NO3)n + nNO2 + nH2O
P + 5HNO3 đặc → H3PO4+ 5NO2 + H2O
S + 4HNO3 đặc → SO2+ 4NO2 + 2H2O
Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Bài 6: Sử dụng khi nghiên cứu bài một số hợp chất quan trọng của canxi
Nêu phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp.
Phân tích
Dùng nước vôi trong dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ bị giữ lại. Do:
SO2 + Ca(OH)2→CaSO3 + H2O
4NO2 + 2Ca(OH)2→Ca(NO3)2 +Ca(NO2)2 + 2H2O
2HF + Ca(OH)2→CaF2 +2H2O
Hóa Học Với Nghành Sản Xuất Công nghiệp, Nông Nghiệp
Bài 1: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài phân bón hóa họcVì sao không trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc với nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?
Phân tích
Do có các phản ứng hóa học xảy ra làm thất thoát NH3
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2→ 2NH3 +CaSO4 + 2H2O
(NH4)2SO4 + K2CO3→ 2NH3 + K2SO4 + H2O + CO2
2NH4NO3 + K2CO3→ 2NH3 +2KNO3 + H2O +CO2
Nước tiểu chứa hàm lượng ure CO(NH2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển ure thành(NH4)2CO3.
Phương trình hóa học của các phản ứng
CO(NH2)2 + 2H2O→(NH4)2CO3
(NH4)2CO3 phản ứng với Ca(OH)2 và bị phân hủy khi trời nắng
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 →2NH3 +CaCO3 + 2H2O
(NH4)2CO3 ⇋ NH3 + NH4HCO3
Bài 2: Sử dụng bài tập này khi nghiên cứu bài ăn mòn kim loại
Vì sao bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Phân tích
Khi thép và kẽm ở trong cùng nước biển thì xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điện hóa. Zn là điện cực âm, thép là điện cực dương và nước biển là dung dịch chất điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn, do đó vỏ tàu biển được bảo vệ.
Bài3: Sử dụng khi nghiên cứu bài hợp chất của sắt
Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua cho đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác. Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Phân tích
Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.
4FeS2 +15O2 +2H2O → 2Fe2(SO4)3 +2H2SO4
Để khử chua đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác
CaO + H2SO4→ CaSO4 +H2O
CaO +H2O→ Ca(OH)2
Fe2(SO4)3 + Ca(OH)2→ 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
Bài 4: Sử dụng câu hỏi này khi nghiên cứu dạy bài hợp chất của Fe
Nhà máy nước thường khai thác xử lí nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Người ta thường tiến hành theo những cách sau đây
- Bơm nước ngầm cho chảy qua các dàn mưa.
- Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm
Giải thích cách làm trên
Phân tích
Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của nước. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một hai cách trên, mục đích làm cho sắt (II) sẽ bị oxi hóa thành hợp chất sắt(III) ở dạng kết tủa, dễ bị tách loại.
4Fe2+ + O2 +10H2O→4Fe(OH)3 +8H+
Qua bài này học sinh củng cố kiến thức về hợp chất sắt (II) có tính khử.
Bài 5: Sử dụng bài tập này để nghiên cứu bài công nghiệp slicat chương trình hóa học lớp 11 nâng cao.
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Giải thích việc làm đó và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Phân tích
Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta ngâm hoặc phun nước để bảo dưỡng bê tông vì đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hydrtate đan xen nhau thành khối cứng và bền:
3CaO.SiO2 + 5H2O→Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
Ca2SiO4 +4H2O→Ca2SiO4.4H2O
Ca3(AlO3)2 +6H2O→Ca3(AlO3)2.6H2O
Các câu hỏi khác
Câu 1:Tại sao không đựng dung dịch HF trong bình đựng bằng thủy tinh?Dung dich HF, tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thuỷ tinh. Do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO2, khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
Câu 2 Cao dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
Sau đó:
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng.
Câu 3 Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
Câu 4 Tại sao nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Câu 5 Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.
Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
Câu 6 Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3 sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn.
Câu 7 Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Câu 8 Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Câu 9:Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.
Câu 10:Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:
Câu 11:: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn
--
Nguồn tham khảo: THPT hà đông,Nguyễn Thiên Hương.
Back to Top
Chúc các bạn một ngày vui vẻ-Chemistry study guide-Nghiên cứu và học tập hóa học, tài liệu hóa học, hóa học trung học phổ thông(THPT)
Page: Xuân Mai Shitposting
ReplyDeletePage: Xuân Mai Shitposting
ReplyDelete